Ý nghĩa hoa phù dung, loài hoa sớm nở tối tàn

Đẹp như tiên nữ nhưng những bông hoa phù dung cũng rất là mong manh, những cánh hoa của nó mỏng tựa như màn sương sớm. Và shop hoa Quận Phú Nhuận biết rằng những bông hoa phù dung này được bắt nguồn từ cây chuyện tình trắc trở giữa nàng tiên có tên Phù Dung và với một người phàm trần.

Duyên nợ giữa hai người trớ trêu lại cộng thêm với luật lệ nghiêm ngặt của thiên đình đã khiến cho Phù Dung biến thành một đóa hoa lộng lẫy, kiêu sa. Nhưng loài hoa này chỉ nở vào ban ngày, còn ban đem thì hoa nó rụng xuống để cho những người thích ngắm nhìn loài hoa này một chút luyến tiếc. Hoa phù dùng đẹp nhưng chóng tàn, nó cũng như tình cảm của con người vậy.

Hoa phù dung
Hoa phù dung

Nhưng để hiểu sâu và chi tiết hơn hoa Phù Dung – loài hoa mong manh chóng tàn thì các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ thú vị sau đây của chúng tôi nhé!

Đôi nét về đặc điểm của hoa phù dung

Ngoài tên gọi hoa phù dung thì loài hoa này còn có một số tên gọi khác như: hoa phù dung thân mộc, mộc phù dung, mộc liên…. Đây chính là một loài thực vật thuộc họ Cẩm Quỳ. Những bông hoa phù dung có rất nhiều cánh. Nhưng cánh của nó mỏng và khi nở đan xen lộn xộn đẹp như tà áo tiên, vẻ đẹp yêu kiều làm bao nhiêu loài hoa khác phải thán phục.

Chưa hết, những bông hoa phù dung có màu tím, nở quanh năm. Và đây chính là một trong những nhân tài hiếm có được lựa chọn để dùng trong việc trang trí. Hoa phù dung chỉ có 5 cánh, khi nở thì nó o bằng chiếc bát. Đặc biệt đây là loài hoa có sự thay đổi liên tục theo màu sắc vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Còn về phần lá thì nó là hình tim, bên ngoài chính là rìa dạng hình răng cưa, là loài hoa thích hợp sống ở những vùng đất giàu chất dinh dưỡng và ánh nắng. Và hiện nay, phù dung được trồng nhiều nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Ý nghĩa của hoa phù dung

Truyền thuyết đã kể lại rằng những bông hoa phù dung mang một vẻ đẹp kiêu sa, từ ái của các nàng tiên. Những bông hoa này muốn chỉ đến các thiếu nữ nhiều tâm trạng, bên ngoài thì là một hình ảnh lộng lẫy, kiêu sa nhưng bên trong thì lại sầu não. Bởi thời xưa các tiểu thư đài cát không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không được tự do là những điều mình thích nên nó cũng giống như hình ảnh của đóa hoa phù dung vậy.

Ý nghĩa hoa phù dung
Ý nghĩa hoa phù dung

>>Xem ngay 999 hình hoa đẹp nhất

Như cũng đã giới thiệu ở trên thì hoa phù dung có cuộc đời sống rất là ngắn ngủi. Hoa nở vào ban sáng, tối thì đã tàn. Nó giống như chiếc đồng hồ thời gian trôi nhanh mà không đợi chờ bất cứ ai. Bởi đó chính là cuộc đời, cuộc đời vô thường là thế, cuộc đời hiển nhiên là thế. Và đương nhiên, cái đẹp nguy nga, kiêu sa rồi cũng đến lúc bị tàn phai theo thời gian.

Ý nghĩa của hoa phù dung đến đó là chưa hết. Nó còn mang ý nghĩa về câu chuyện tình yêu buồn và ngang trái. Bởi những cánh hoa của phù dung chuyển đổi màu từ sáng đến chiều. Và cho đến ngày hôm sau thì nó chỉ còn là một nhành cội xác xơ mà thôi. Và nó cũng giống như trong tình yêu.

Phù dung thể hiện cuộc đời vô thường

Tình yêu rồi cũng sẽ có lúc thay đổi, lúc thay đổi, lúc lạnh nhạt và rồi cuối cùng thì cũng tan vỡ theo quy luật của tự nhiên mà thôi. Với ý nghĩa này thì nó muốn nhắc nhở chúng ta là hãy thôi trông chờ, nghĩ ngợi và hi vọng nữa. Bởi càng trông ngóng thì kết quả chúng ta nhận được sẽ càng hụt hẫng hơn.

Đối với người Việt Nam thì người ta thường dùng hoa phù dung để làm cảnh, để đắp và chữa lành vết thương, chữa đau mụn nhọt, giảm đau nhức. Còn phần vỏ thì dược dùng để bện dây thừng, để làm giấy…. Và còn rất nhiều các tác dụng hữu ích khác.

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về hoa phù dung, chúc các bạn vui vẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa hoa sen trắng, hồng, xanh, trong phong thủy, phật giáo

Hoa sen hay còn gọi là liên hoa, là loại hoa thủy sinh sống lâu [...]

Ý nghĩa hoa lưu ly (Forget Me Not)

Nếu ai đó hỏi tôi “Xin đừng quên tôi” là có ý nghĩa để nói [...]

Ý nghĩa hoa sử quân tử trong phong thủy

Hoa sử quân tử tuy không gây chết người nhưng nếu trẻ nhỏ ăn phải [...]

Bình luận (0 bình luận)